1. Chromate nhôm là quá trình tiền xử lý sơn tĩnh điện. Nói một cách khác, crommat (Chromating) nhôm mục đích để bảo vệ bề mặt nhôm không bị mốc,…
Danh mục: Sơn tĩnh điện
Sơn tĩnh điện là lĩnh vực công nghệ không thể thiếu trong lĩnh vực khoa học công nghệ. Ưu điểm của nó là bảo vệ bề mặt kim loại không bị gỉ; phá hoại bởi môi trường, phù hợp đối với chi tiết ngoài trời. Trước khi sơn người ta phải sử dụng hóa chất phốt phát (đối với sắt) hoặc crommat (đối với nhôm), định hình bề mặt,…
Công nghệ sơn tĩnh điện (Electrostatic Power Coating Technology); phát minh bởi Erwin Gemmer đầu thập niên 1950. Ngày nay, công nghệ này phát triển với trình độ cao với nhiều màu sắc, độ nhẵn, độ sần khác nhau, bảo vệ nền kim loại tốt hơn và có tính thẩm mỹ rất cao. Tuy nhiên, công nghệ tiền xử lý nền kim loại như phốt phát sắt, cromat nhôm cũng rất quan trọng, bởi nó có tác dụng xử lý nền kim loại giúp cho sơn bám dính với nền tốt, chống phá hủy nền kim loại.
Vật liệu thường sơn tĩnh điện bao gồm nhôm, sắt, đồng,…
Đối với sắt: Trước khi sơn cần phot phat (phốt phát, photphat, phosphate,..) để chống gỉ và tạo chân bám cho sơn.
Đối với nhôm: Hóa chất tẩy dầu, tẩy gỉ, hoạt hóa, cromat để tạo chân bám vững chắc cho màng sơn.
Các sản phẩm hóa chất dòng sơn tĩnh điện bao gồm:
- Hóa chất tẩy dầu: Tẩy dầu nhôm, tẩy dầu sắt
- Hóa chất tẩy gỉ:
- Định hình sắt:
- Định hình nhôm
- Tăng tốc sắt
- Phốt phát sắt
- Crommat nhôm
- Định hình nhôm.