Phot phat sắt (Phosphate) là công nghệ bắt buộc trong toàn bộ quá trình sơn tĩnh điện. Sắt sau khi được photphat sẽ tạo chân bám cực tốt cho bột sơn. Nhờ đó lớp sơn tĩnh điện có được độ dẻo dai và bóng mịn bám chắc trên nền sắt.
Lớp màng photphat còn có ưu điểm chống gỉ tạm thời tốt; chống ăn mòn, có tính đàn hồi, tạo độ xốp nhỏ cỡ micromet.
Quy trình phosphate hóa như sau:
Quy trình phot phat
Bước 1: Tẩy dầu mỡ
Mục đích: Loại bỏ dầu mỡ, để quá trình tẩy gỉ diễn ra đều khắp bề mặt chi tiết.
Pha chế: 50 g/l (~ 50 kg/m3)
Nhiệt độ: 25 – 600C
Thời gian: 25 – 30 phút
Có thể tẩy dầu nóng hoặc tẩy dầu dung môi để chi tiết tẩy dầu nhanh hơn và sạch hơn
Bước 2: Rửa nước nhằm loại bỏ hóa chất tẩy dầu mỡ; hóa chất tẩy dầu còn sót trên bề mặt sản phẩm. Công đoạn rửa nước có thể dùng máy xịt rửa cao áp để vật được sạch hơn.
Bước 3: Tẩy gỉ
Mục đích: Loại bỏ gỉ sét Fe2O3 hoặc FeO trên bề mặt kim loại. Nếu không tẩy gỉ lớp phosphate không đều và làm phồng, rộp sơn.
Pha mới dung dịch tẩy gỉ như sau:
1. Tỷ lệ về khối lượng: H2SO4 10% – 15% + HCl 5%. Nếu quý khách muốn tiết kiệm chi phí có thể không cần pha HCl).
2. Nhiệt độ: nhiệt độ thường
3. Thời gian ngâm: 20 – 30 phút.
Bước 4: Rửa nước
Để loại bỏ axit dư trên bề mặt chi tiết. Rửa nước trong thời gian rất ngắn khoảng 30s để tránh hiện tượng sắt bị gỉ sét. Nên thiết kế tối thiểu hai bể rửa nước, xả tràn thông sang nhau để cuối cùng luôn luôn sạch.
Bước 5: Định hình
Mục đích: Làm cho lớp phủ phosphate nhanh, đồng đều, và mịn.
Pha mới:
- Khối lượng: 2,5– 3 kg/m3
- Nhiệt độ: nhiệt độ thường
- Thời gian: 1 – 2 phút
Sau 7-15 ngày nên thay bể định hình mới (nguyên nhân do bể định hình thường xuyên nhiễm sắt 2, sau 7-15 ngày nồng độ ion sắt tăng lên làm hỏng hóa chất định hình).
Bước 6: Phosphate hóa
Thép được đưa vào bể phốt phát ngâm trong vòng 15-30phút; lớp phốt phát hình thành trên bề mặt kim loại sẽ tạo màu đen đều, mịn và là chân bám rất tốt cho sơn tĩnh điện.
Pha mới: Photphat AD81: 40 – 50 kg/m3
Tăng tốc AD83: 1-2 kg/m3
Để lớp photphat nhanh đều và mịn; nên bổ sung hóa chất tăng tốc AD83 với liều lượng 1-2 lít/m3 bể/ngày.
Bước 7: Rửa nước
Mục đích làm sạch bề mặt, loại bỏ axit còn bám trên bề mặt thép.
Bước 8: Thụ động hóa
Mục đích: Nhằm bít các lỗ xốp nhỏ trên bề mặt phosphate ngăn chặn sự vàng lại.
Bể thụ động hóa (phot phat sắt) có thể là bể riêng biệt hoặc chính là bể định hình.
Bước 9: Sấy khô trước khi sơn tĩnh điện.
Liên hệ với công ty TNHH thương mại và dịch vụ hóa chất Ánh Dương để được tư vấn chi tiết về hóa chất, công nghệ sơn tĩnh điện.
website: hoachatanhduong.com
hotline: 0984797760 – 0978795998
Địa chỉ: Số 172, đường Tựu Liệt, Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội.