Thép rút, thép cuộn cán nóng, thép cuộn cán ứng dụng làm vật liệu xây dựng, sản xuất bulong, ốc vít, dây buộc,…. Tuy nhiên, thép rất dễ bị oxy hóa làm cho bề mặt thép bị vàng, mất tính thẩm mỹ. Do vậy, trong quá trình sản xuất thép kéo rút, người ta đã bảo vệ bề mặt thép bằng phương pháp hóa học. Một trong các biện pháp bảo vệ hữu hiệu thép này là phốt phát kẽm (phot phat; Phosphate kẽm) bề mặt thép.

Công ty TNHH thương mại và dịch vụ hóa chất ánh dương xin giới thiệu với quý khách quy trình công nghệ thép kéo rút như sau:

photphat thep rút, thép cuộn

Sơ đồ quy trình photphat thép kéo rút, thép cuộn

Bước 1: RỬA NƯỚC NÓNG

– Trong quy trình phốt phát (phot phat) thép dây (thép rút, thép cuộn) chúng ta nên có bể nước nóng duy trì nhiệt độ từ 80-90 độ C , bể nước nóng này có tác dụng hoạt hóa bề mặt , làm sạch một phần bề mặt dây thép để quá trình tẩy rửa tiếp theo được dễ dàng và thuận lợi , thông thường ta nên ngâm cuộn thép vào bể nước nóng trong khoảng thời gian từ 3-5 phút rồi mới tiến hành chuyển sang bể axit HCl để tẩy gỉ. Nếu cuộn thép có nhiều dầu mỡ bảo quản thì ta nên dùng bể tẩy dầu để thay thế bể nước nóng sẽ đem lại hiệu quả tối ưu hơn.

Bước 2. TẨY GỈ ( HCl 31-33%)

Bề mặt sắt thép thường bị ôxy hóa bởi môi trường, do đó trước khi phosphate (phot phat – phốt phát kẽm) ta phải tiến hành tẩy gỉ.

Để tẩy gỉ thép cuộn, ta thường dùng dung dịch axit  HCl  31-33% để tẩy sạch gỉ trên bề mặt dây thép trước khi Phosphate kẽm, trong quá trình tẩy sẽ gây ra mùi sốc và khó chịu do quá trình phản ứng của axit lên bề mặt thép nên ta cho thêm dung dịch chất hãm mùi axit vào bể để hạn chế sự bay hơi của axit.

Hướng dẫn sử dụng:

  1. Tỷ lệ pha: HCl 31-33%
  2. Phụ gia hãm mùi: 0,5-0,8%
  3. Nhiệt độ: nhiệt độ thường
  4. Thời gian ngâm: 20 – 30 phút

 Cách pha:

– Thông thường đơn vị cung cấp sẽ bơm trực tiếp axit HCl từ bồn chứa chuyên dụng xuống bể .

– Nếu pha từ phuy hoặc can thì chú ý bảo hộ an toàn trong quá trình pha .

– Bổ sung thêm phụ gia axit để giảm khả năng bay hơi cũng như giảm sự ăn mòn vào nền thép.

– Cho từ từ axit vào bể; tuyệt dối không được đổ nước vào axit vì dễ gây cháy nổ, nguy hiểm khi axit bị bắn lên.

Cách kiểm tra chất lượng hóa chất và bổ sung hóa chất:

– Đánh giá thời gian tẩy gỉ thực tế.

– Sử dụng tỷ trọng kế để đo tỷ trọng dung dịch.

– Sử dụng kết hợp hai cách trên để đánh giá một cách tốt nhất lượng axit châm thêm, sau thời gian sử dụng nhất định nồng độ axit giảm đi nên thời gian tẩy sẽ lâu hơn ta nên thay bể mới để đạt hiệu quả tẩy nhanh hơn

-Sử lý nước thải trong quá trình sản xuất.

3. Bước 3: ĐỊNH HÌNH BỀ MẶT ZNP

 – ZNP là chất hoạt hóa bề mặt sản phẩm trước khi phosphate (phot phat, Phosphate kẽm) giúp cho quá trình phosphate hóa nhanh hơn, lớp phosphate đều và mịn.

– Hạn chế sự tiêu hao chất phosphate.

– Tăng độ chống ăn mòn cho vật liệu khi phosphate.

 Hướng dẫn sử dụng:

  1. Khối lượng ZnP: 2,5– 3 kg/m3
  2. Nhiệt độ: nhiệt độ thường
  3. Thời gian: 1 – 2 phút

 Cách pha:

– Cho nước vào khoảng 2/3 thể tích bể.

– Tính lượng hóa chất cần dùng cho toàn bộ thể tích nước trong bể.

– Khuấy hoặc dùng sục khí để hóa chất tan đều.

 Cách kiểm tra chất lượng hóa chất và bổ sung hóa chất:

– Sử dụng quỳ tím đo độ pH trong bể, pH từ 8-11 là sử dụng được, nếu không đạt cần bổ sung thêm để độ pH quy định.

– Sau một thời gian sử dụng, hóa chất trong bể sẽ bị trung hòa do một số tạp chất lẫn vào dẫn đến hiệu quả kém, dung dịch sẽ ngả màu vàng hoặc nâu. Khi đó nên thay bể hóa chất mới, thông thường khoảng 7-15 ngày thay một lần tùy thuộc vào lượng hàng ngâm (không nên bổ sung trong thời gian dài).

– Luôn duy trì độ pH > 8.

 4. Bước 4: PHOSPHATE PH-178XB

Hóa chất Phosphate PH-178XB chuyên dùng để phun hay ngâm nhằm tạo ra một lớp phosphate kẽm (Zn) trên bề mặt thép kim loại. Lớp phosphate kẽm này tăng khả năng chống ăn mòn cho kim loại có độ bám dày và hơi xốp để thẩm thấu dầu bôi trơn giúp quá trình rút giảm size dễ dàng, tạo ra bề mặt bóng và dày sau khi rút thép cuộn.

 Hướng dẫn sử dụng:

* Pha mới:

  1. Khối lượng: 100-120 kg/m3
  2. Chất tăng tốc: 4-6 kg/m3

3. Tạo bóng PG-1200AMB  25-30 kg/m3

  1. Thời gian ngâm : 15-20 phút
  2. Nhiệt độ : 55-60 độ C

* Cách pha(châm thêm):

– Hàng ngày trước khi sử dụng ta nên kểm tra các thông số của bể như điểm tổng, nhiệt độ …Thông số nào chưa đáp ứng được yêu cầu ta cần bổ sung lượng hóa chất các loại để bể đạt đến điều kiện hoạt động:

Các thông số phải đáp ứng được yêu cầu sau:

  • Điểm tổng bể phốt phát kẽm: 46-50 điểm
  • Nhiệt độ bể từ 57-60 độ.

– Khi làm việc cho vào bể chất tăng tốc AC131XB để đẩy nhanh quá trình phản ứng, tuân thủ theo tỉ lệ Tăng tốc / phốt phát là 1/2 .(Tăng tốc 1, phốt phát 2)

– Trong quá phot phat ta phải bổ sung chất tạo bóng PG -1200AMB để làm cho phôi thép bóng và đều màu hơn, ta nên chia nhỏ lượng và bổ sung thường xuyên vào bể trước khi ngâm các cuộn thép .

Thông thường sau một thời gian sử dụng bể sẽ bị lắng lượng bột nhất định nên khoảng 2- 3 tháng nên bơm lọc bể để vệ sinh vét bột để bể hoạt động tốt hơn.

Thép kéo rút được phot phat

TĂNG TỐC AC-131XB

  • Giới thiệu: AC -131XB là chất xúc tác vừa phải cho quá trình phốt phát (phot phat) hóa diễn ra nhanh hơn mà không phản ứng cục bộ, và tạo ra được lớp phốt phát đều và dày hơn, làm tăng khả năng liên kết giữa lớp màng phốt phát và phôi thép …
  • Hướng dẫn sử dụng: AC-131XB sử dụng cùng với dung dịch phốt phát (phot phat) PH-178XB luôn duy trì tỉ lệ pha tăng tốc/ phốt phát là 1/2

 Lưu ý chung:

Như vậy tùy vào khối lượng sản phẩm nhiều hay ít mà bổ sung thêm lượng hóa chất cho phù hợp.

Nên chia lượng hóa chất cần bổ sung thêm làm nhiều lần trong một ngày để đảm bảo sự ổn định của bể Phosphate kẽm.

Tất cả các thông số trên chỉ mang tính tương đối; với mỗi doanh nghiệp sử dụng dây chuyền công nghệ khác nhau; loại hình sản phẩm khác nhau, điều kiện phot phat (phốt phát kẽm) trong sản xuất khác nhau sẽ có những thay đổi nhất định. Mỗi doanh nghiệp nên kết hợp với sự tư vấn của nhà cung cấp để đưa ra các thông số tối ưu cho dây chuyền công nghệ để đạt được chất lượng sản phẩm tốt nhất.

5. Bước 5: THỤ ĐỘNG TD-06

Giới thiệu:

  • TD-06 là hóa chất dùng để bảo quản; thụ động bề mặt phôi thép sau quá trình phốt phát (phot phat); có tác dụng chống gỉ bảo vệ phôi thép kéo trong thời gian dài ngoài môi trường không khí.

Cách pha:

  1. Khối lượng: 5– 6 kg/m3
  2. Nhiệt độ: nhiệt độ thường
  3. Thời gian: 30 S – 60 s.

 6. Bước 6: KEO BÓNG (LUBE)

  • Pha chế, sử dụng:
  1. Tỉ lệ pha: 60-80 kg/m3
  2. Nhiệt độ: 80-90 độ C
  3. .Thời gian ngâm: 1-3 phút
  • Sau quá trình phốt phát kẽm thép kéo cuộn để quá trình rút giảm size thép diễn ra thuận lợi; và tạo được độ bóng cho phôi thép thành phẩm thì người ta dùng bể keo (lube). Bể lube có thành phần chính là prafin có tác dùng làm trơn khuôn trong quá trình rút thép; và bảo vệ bề mặt thép sau quá trình phốt phát; làm bóng phôi thép hạn chế sự oxy hóa trở lại
  • Nên duy trì nhiệt độ cao trong bể để lube không bị đóng khối trở lại; (nên duy trì 80-90 độ C) để bể luôn đồng nhất; căn cứ vào tình hình sản xuất thực tế mà chúng ta dùng lượng lube cho phù hợp và thay mới khi cần thiết. thông thường sau 03 tháng ta nên thay bể mới một lần để tránh hiện tượng bể có nhiều bã và ướt dây.

TÌM MUA HÓA CHẤT PHOT PHAT THÉP RÚT DÂY TẠI:
– Công ty TNHH thương mại và dịch vụ hóa chất ánh dương.

– Hotline: Mr Khoa 0984797760 – 0978795998

– website: www.hoachatanhduong.com