Hiện tại trên thị trường có rất nhiều loại bể rửa siêu âm (máy rung siêu âm) khác nhau. Mục đích chính của máy là tẩy dầu siêu âm, đồng hóa mẫu,…. Vì vậy người sử dụng cần xem xét và cân nhắc các nhu cầu sử dụng và thông số kỹ thuật cụ thể để đưa ra lựa chọn chính xác nhất.

1. Đối tượng sử dụng?

Mục địch sử dụng của bạn: rửa các bộ phận của thiết bị, rửa mẫu thí nghiệm, loại khí dung môi…?

2. Chọn kích thước của bể

Nên chọn kích thước của rổ phù hợp với kích thước của vật thể cần rung siêu âm. Sai lầm với người sử dụng thường hay chọn kích thước buồng rung. Máy siêu âm luôn luôn có rổ đựng vật cần rung. Vì vậy cần chọn kích thước rổ chứa được vật cần rung.

Thông số thứ 2 là chiều sâu mực chất lỏng: Chiều sâu làm việc được tính từ đáy rổ đến bề mặt thoáng. Thông số này thường không có trong bảng chỉ tiêu kỹ thuật, do vậy người mua nên hỏi kỹ nhà cung cấp về thông số chiều sâu mực chất lỏng phù hợp.

3. Nên thiết kế thêm rổ đựng

Nhà sản xuất thường cung cấp chỉ 1 rổ đựng. Tuy nhiên, với lượng sản phẩm nhiều thì người dùng nên sắm thêm nhiều rổ đựng để có thể thay đổi liên tục.

Tuyệt đối không để vật cần tẩy trực tiếp lên đáy bể rung siêu âm vì vùng đáy bể thường có các màng rung truyền năng lượng vào nước trong bể.

4. Lựa chọn bộ gia nhiệt để tẩy dầu siêu âm nhanh hơn

Máy rung siêu âm thường dùng để tẩy dầu mỡ. Vì vậy, máy rung siêu âm thường có chứa bộ phận gia nhiệt cho bể, nhờ đó quá trình tẩy dầu được nhanh hơn. Dải nhiệt độ gia nhiệt thường dưới 1000 C.

5. Có cần chế độ quét tần số (Sweep mode).

Bể tẩy rửa siêu âm thông thường sẽ có một vài hiện tượng không mong muốn, như:

  • Điểm nóng tần số: là điểm mà sóng tần số tập trung rất mạnh. Nếu trong bể chứa hóa chất có tính ăn mòn bề mặt kim loại thì tại những đó vật thể sẽ bị ăn mòn mạnh.
  • Vùng chết: Là vùng không có sóng siêu âm
  • Vùng dao động điều hòa: Là vùng có tần số dao động điều hòa, nó có thể gây nên hiện tượng cộng hưởng và có hại đối với chi tiết có độ nhạy cao như dây dẫn hay tinh thể.

Để khử các hiện tượng này máy rung siêu âm thường có chế độ quét tần. Ví dụ với tần số 40 kHz thì máy thường thiết kế biên độ ±3 kHz. Vì vậy, các hiện tượng không mong muốn trên sẽ được loại bỏ.

6. Lựa chọn tần số phù hợp

Tần số siêu âm phổ biến là 28 kHz hoặc 40 kHz có thể đáp ứng nhu cầu tẩy rửa phổ biến.

Tần số siêu âm thấp sẽ tạo bóng chân không lớn và hiệu quả làm sạch cao. Tuy nhiên tần số thấp gây ra tiếng ồn lớn. Tần số thấp thường dùng cho tẩy rửa thông thường.

Làm sạch chi tiết nhỏ, thiết bị điện tử, trang sức; kim loại nhẹ thường dùng tần số cao lên đến 130 kHz.

Nếu làm sạch ống mao quản và cuvet máy quang phổ thì sử dụng bể rửa có tần số khoảng 80kHz.

7. Lựa chọn công suất  siêu âm (wat/lít)

Dung tích bể lớn thì cần dung tích siêu âm cao. Công suất siêu âm cao thì hiệu quả làm sạch cao; nhưng với chi tiết mềm mỏng như nhôm kẽm công suất lớn có thể làm hỏng

8. Lựa chọn chế độ khử khí

Khí hòa tan dễ góp lại tạo thành điểm tụ khí lớn làm cho hóa chất tẩy rửa không có cơ hội tiếp xúc với dầu mỡ bám trên bề mặt sản phẩm. Vì vậy, sẽ giảm hiệu suất tẩy rửa. Bởi vậy muốn tẩy rửa nhanh sạch và đồng đều bề mặt; nên lựa chọn máy rung siêu âm có chế độ khử khí (Degas)

9. Để chuẩn bị mẫu thí nghiệm, nên lựa chọn loại có cả 2 chế độ Sweep (Quét) và Normal.

Nếu phân tách liposome nên chọn bể có chế độ điều chỉnh công suất siêu âm để lựa chọn công suất siêu âm phù hợp nhất để không làm hỏng nó.

Để phân tán vi hạt, chọn máy có công suất siêu âm cực cao.

Nếu hòa tan mẫu khó tan, chọn thiết bị có công suất lớn và có chế độ pulse (không liên tục); để tạo tần số thăng giáng đột biến để khả năng hòa tan mẫu cao hơn.