Đánh bóng chi tiết nhôm là loại bỏ bavia, bẩn, vết xước, tẩy dầu và đánh bóng sản phẩm. Phương pháp đánh bóng nhôm phổ biến là mài. Ngoài ra còn có thể đánh bóng bằng hóa chất như dung dịch đánh bóng, sáp lơ đánh bóng. Sẽ hiệu quả hơn rất nhiều nếu kết hợp với máy rung bóng 3D, bi inox, bi gốm

Mục đích của đánh bóng chi tiết nhôm:

Nhằm loại bỏ khiếm khuyết như giỗ, cạnh sắc nhọn, baiva, lỗi khuôn đúc, rỗ,… Sản phẩm xỉn do để lâu ngày bị oxy hóa cần phải đánh bóng. Bề mặt chi tiết nhôm sau gia công sẽ tăng độ nhẵn, độ bóng, có tính thẩm mỹ cao. Nhờ đó có thể đạt tiêu chuẩn cho các khâu xử lý bề mặt tiếp theo như mạ, sơn tĩnh điện, sơn CVD,…

Chi tiết nhôm sau khi đánh bóng bằng máy đánh bóng kết hợp với bi inox

Loại bỏ vết bẩn, vết ố, vết xước sau đánh bóng nhôm

Mài, rũa bằng tay là phương pháp lỗi thời, tốn nhiều công sức và sản phẩm đánh bóng chất lượng không cao. Hiện nay, các cơ sở sản xuất chi tiết nhôm hầu hết đều trang bị thiết bị đánh bóng phù hợp với chi tiết, yêu cầu của sản phẩm nhôm đầu ra. Nhìn chung máy móc đánh bóng thường là máy xóc rung (máy đánh bóng rung 3D) hoặc máy mài bánh nỉ, bánh vải, nhám giáp, bánh xơ dừa,…. Các máy đánh bóng này đều có sự hỗ trợ của hóa chất đánh bóng ở dạng lỏng (dung dịch) hoặc dạng rắn (sáp đánh bóng, lơ đánh bóng).

Các phương pháp đánh bóng nhôm:

Đánh bóng bằng mái mài: Phương pháp này sử dụng máy mài cơ, vật tư đánh bóng là bánh nỉ, bánh vải, giấy nhám, bánh sơ dừa,…; hóa chất sử dụng để đánh bóng thường là sáp đánh bóng hoặc lơ đánh bóng. Phương pháp này phụ thuộc rất nhiều vào độ khéo léo, kinh nghiệm của người đánh bóng.

Đánh bóng bằng mái mài cơ cầm tay với vải đánh bóng cùng lơ đánh bóng

Đánh bóng bằng máy rung bóng: là phương pháp dùng máy rung 3D, hoặc máy rung dạng lồng quay. Phương pháp đánh bóng này rất tiện ích và tiết kiệm công sức lao động, người vận hành chỉ việc cho bi/đá đánh bóng cùng với dung dịch đánh bóng nhôm và một ít nước sạch cùng phôi nhôm cần đánh bóng vào máy; sau đó bật máy. Sau 15-20 thì sản phẩm có thể đạt yêu cầu thì xả nước sạch, xả van xả và vớt sản phẩm ra.

máy rung bóng

Máy rung bóng (xóc rung 3 chiều) dùng để đánh bóng nhôm

Quy trình có thể chia làm 3 bước như sau: đánh thô, đánh bán tinh và đánh tinh. Tùy theo tình trạng ban đầu và yêu cầu gia công sản phẩm mà có thể thực hiện đầy đủ 3 bước hoặc cắt bớt quy trình. Đối với sản phẩm nhôm đúc thường thô nhiều bavia thì cần phải đánh thô để mài bavia sắc nhọn. Sau đó đánh bóng bán tinh. Nếu mang đi xi mạ thì cần đánh bóng tinh bằng bánh vải, bánh nỉ kết hợp với lơ, sáp.

Dung dịch đánh bóng nhôm chuyên dụng do công ty TNHH hóa chất ánh dương sản xuất

ADC là doanh nghiệp khoa học công nghệ tiên phong trong lĩnh vực hóa chất đánh bóng kim loại. Chúng tôi kết hợp với các nhà khoa học để sản xuất chất xử lý bề mặt nhôm. Các sản phẩm bao gồm đánh tẩy dầu, đánh tẩy bavia nhôm AD12 và đánh bóng nhôm AD11. Các sản phẩm AD11, AD 12 dùng cho máy đánh bóng rung kết hợp với bi sứ hoặc bi inox; sản phẩm nhôm sau đánh bóng có màu sáng trắng hoặc sáng xanh.

Hóa chất đánh bóng nhôm AD11 dùng kết hợp với máy đánh bóng rung, bi inox

Dung dịch đánh bóng nhôm AD11 do ADC sản xuất và thương mại

Ngoài ra, ADC cũng cung cấp máy móc, bi inox, bi sứ nhằm đồng bộ hóa các sản phẩm. ADC cũng triển khai dịch vụ gia công đánh bóng theo yêu cầu khách hàng. Khách hàng có thể sử dụng dịch vụ gia công đánh bóng của chúng tôi nếu không muốn đầu tư máy móc, thiết bị.

Quý khách có nhu cầu mua máy, vật tư hoặc sử dụng dịch vụ đánh bóng, vui lòng liên hệ:

Công ty TNHH hóa chất ánh dương.

Địa chỉ: Số 172 đường Tựu Liệt, Thanh Trì, Hà Nội.

Điện thoại: 0978795998 – 0984797760.

Website: https://hoachatanhduong.com